Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ
Hotline bán hàng trực tuyến

Miền Trung và Tây Nguyên

TP. Đà Nẵng 94 Võ Chí Công: 0931.52.48.52 TP. Tam Kỳ - Quảng Nam 128 Phan Châu Trinh: 0901.772.977 TP. Nha trang (kho hàng) Lê Hồng Phong: 0833.818186 Nghệ An - Cửa hàng Hậu Na (Đại lý ủy quyền) Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An: 0978.006.777 Thanh Hóa - Kiên Kitchen (Đại lý ủy quyền) Số 56 Minh Khai, P. Ba Đình, TP Thanh Hoá: 0936.545.986 Quảng Bình - CH Phú Lộc (Đại lý ủy quyền) Thôn Phú Lộc 2 , Xã Quảng Phú, Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình: 0971.444.357 TP. Đà Lạt - Điện máy Ngọc Ánh (ĐL ủy quyền) Số 3 Nguyễn Trãi, P.10: 0833.818186 Đắk Lắk (kho hàng) Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột: 0833.818186

Nguyên lý hoạt động, cấu tạo của bếp từ
19-08-2016, 10:10 am

Bếp từ là dụng cụ nhà bếp được nhiều gia đình trên thế giới tin dùng và ưa chuộng vì sự tiện lợi, độ an toàn cao, cùng nhiều tính năng đa dạng mà các dòng bếp khác không có được. Với nhiều ưu điểm vượt trội bếp từ đang dần thay thế các dụng cụ đun nấu khác như bếp gas, bếp than... Sử dụng bếp từ nhưng không phải ai cũng biết nguyên lý hoạt động, cấu tạo của bếp từ như thế nào? trong bài viết Bêp Việt xin chia sẻ tới các bạn nguyên lý hoạt động của bếp từ.

1. Nguyên lý hoạt động 

Cơ chế hoạt động của bếp từ

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ nằm trong phạm vi này được dòng từ trường tác động khiến các phân tử nhiễm từ ở đấy nồi giao động mạnh và tự sinh ra nhiệt. Nhiệt lượng này chỉ có tác dụng với đáy nồi không tác động vào mặt kính và hoàn toàn không thất thoát ra môi trường.

Không giống như những phương thức nấu ăn khác, nấu trên bếp từ chỉ có nồi được làm nóng, còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt đột của đáy nồi. Thực tế, đáy nồi được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt. Lượng điện tiêu thụ chuyển hóa lên tới 80-96% thành lượng nhiệt đun nấu, tiết kiệm điện. Cũng chính vì vậy, bếp từ chỉ có thể sử dụng được với các loại nồi có đáy bằng kim loại hoặc vật liệu nhiễm từ.

2. Cấu tạo của bếp từ 

Cấu tạo của bếp từ

Bếp từ là một thiết bị thông minh được kế thừa từ việc phát minh ra dòng từ trường của nhà vật lý học Faraday, và nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô vào thế kỷ thứ 19. Cảm ứng từ được sử dụng lần đầu tiên để tỏa nhiệt vào giữa thế kỷ 20, chủ yếu ở những ngành công nghiệp nặng và sắt thép (lò cảm ứng). Đến tận 150 năm sau, các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomson mới nghiên cứu chế tạo và ứng dụng để tạo ra chiếc bếp từ đầu tiên.

Mẫu bếp từ Dann DS-IB999 EGS cao cấp, hiện đại có inverter tiết kiệm điện đang bán chạy trên thị trường

Bếp từ có 1 cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao và có thể thay đổi được, ta điều chỉnh nhiệt độ của bếp bằng cách thay đổi tần số này. Dòng điện Fu-cô sẽ làm cho đáy nồi nấu sinh nhiệt tương đối lớn. Ta có thể xem đáy nồi là cuộn dây thứ cấp có điện trở nhỏ, các electron di chuyển với tốc độ cao sẽ va đập lẫn nhau và sinh ra nhiệt. (Dòng điện từ được luân chuyển tạo ra nhiệt).

Bài viết đã chỉ ra nguyên lý hoạt động, cũng như cấu tạo của bếp từ, mọi thắc mắc xin liên hệ Bepviet.vn để được thông tin chi tiết.

Văn Vũ

Nhận xét bài viết


(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

fb mess